Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
LẠI CƯỜI ĐI
LẠI CƯỜI ĐI
CHUYỆN THỨ NHẤT
CHÁU HÁT ÔNG NGHE
Nhà chị bạn tôi đẻ được thằng cu sướng lắm, chiều đáo để.
Một hôm đang có khách đông đủ cả già trẻ, lớn bé, chẳng chào hỏi gì chạy xồng xộc vào hét to:
Mẹ ơi chim đái, mẹ ơi chim đái nhanh lên...
Chi bạn tôi hiểu ý bế thốc thằng bé vào nhà vệ sinh, xong xuôi đâu đó chị dặn thằng bé:
Lần sau buồn tè con phải bảo là muốn hát nhé, nhớ chưa, thằng bé vâng dạ rối rít.
Thế là lần sau hai ông cháu đang nằm chơi cu Tôm nhà ta buồn tè quá liền kêu ông:
Ông ơi cháu muốn hát.
Ông đang mơ màng liền nói:Thì hát vào tai ông đây này.Thằng bé chỉ chờ có thế liền đưa chim vào tai ông rót nước liền.
Ông giật mình liền quát:Thằng bố mày sao lại tè vào tai ông.
Ơ thế ông chả bảo cháu hát vào tai ông là gì...
CHUYỆN THỨ HAI
CON CHIM CON BƯỚM
Anh bạn cùng đơn vị tôi hiếm muộn, chạy chữa mãi trời thương cho thằng cu.Vì vậy gia đình họ tộc cũng qúy và chiều lắm.
Từ bé bố mẹ cu Tít đã chiều mà quá cẩn thận sạch sẽ, cứ hễ ngồi bệt xuống sàn nhà là mẹ Tít lại kêu con mà ngồi thế bướm bẩn ướt cánh không bay được đâu. Cu Tít cứ tưởng mình có bướm thật mới chết chứ.
Một hôm gì đưa cu Tít đi chơi, đến nhà bà ngoại chơi bị ngã phải mặc quần của chị họ vừa rộng lại vừa dài trông đến buồn cười.Lúc về lên xe còn có người bế lên không sao, đi đến khi đến chợ gì xuống mua quả dưa , vừa ngồi lên xe nó kêu toáng lên:
Ối gì ơi! Ngồi vào bướm cháu rồi.
Làm cho gì đỏ cả mặt ngay giữa chợ mà gì không biết làm thế nào cả.
Đến bây giờ Tít đã học lớp 7 mỗi khi nhắc lại là cả nhà được trận cười.
13/9/2012
THANH BẢO
CHUYỆN THỨ BA'' của blog HỮU NHIỆM''
''SỜ'' NẶNG ''SỜ'' NHẸ
Ở một lớp tiểu học có tới hai phần ba số học sinh không phân biệt được chữ S (sờ nặng), và X (sờ nhẹ). Một hôm cô giáo tới lớp:
- Hôm nay cô sẽ dành nguyên một tiết học để giúp các em cách phân biệt giữa chữ S(sờnặng) và X(sờ nhẹ).
Nói xong, cô viết chữ S thật to lên bảng, rồi quay xuống lớp, hỏi:
- Đây là chữ sờ nặng. Các em thấy nó giống con gì nào?
- Thưa cô, giống con chim ạ! - Cả lớp nhao nhao.
- Giỏi lắm!, Chữ sờ nặng (S) trông rất giống con chim, đây là phần đầu chim, đây là cổ chim, còn đây là bụng chim.
Sau đó cô viết tiếp chữ X lên bảng, rồi lại quay xuống hỏi cả lớp:
- Còn đây là chữ sờ nhẹ (X), các em có thấy nó giống con gì không?
- Thưa cô, giống con bướm ạ! - Cả lớp lại nhao nhao.
- Giỏi lắm!, chữ sờ nhẹ (X) trông rất giống con bướm, có hai cánh rất to ở hai bên, rất giống hai cánh bướm. Đến đây các em đã biết sơ sơ cách phân biệt giữa sờ nặng và sờ nhẹ rồi, sờ nặng trông giống con chim, và sờ nhẹ trông giống con bướm. Các em nhớ chưa?
- Thưa cô, nhớ rồi ạ! - Cả lớp đồng thanh.
- Cả lớp giỏi lắm!, giờ thì em nào cho cô ví dụ một từ có chữ sờ nặng (S) nào?
Một học sinh đứng lên:
- Thưa cô, đó là từ “sung sướng” ạ!
- Tốt lắm!, còn em nào cho cô ví dụ một từ có chữ sờ nhẹ (X)?
- Thưa cô, đó là từ “xấu xa” ạ! - một em khác phát biểu.
- Cả lớp hôm nay ai cũng giỏi cả - cô giáo tỏ vẻ rất hài lòng. Bây giờ, trên cơ sở những gì chúng ta vừa học, cô ghép lại thành bốn câu thơ để giúp các em dễ thuộc. Bây giờ tất cả hãy mở tập ra, cô sẽ đọc cho các em chép:
Cách phân biệt sờ nặng và sờ nhẹ:
Sờ nặng là sờ chim
Sờ chim là sung sướng
Sờ nhẹ là sờ bướm
Sờ bướm là xấu xa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Hình ảnh : Copy link hình và dán trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ
LƯU Ý :Định dạng đuôi ảnh hỗ trợ ['JPG','GIF','PNG','BMP']